Những ví dụ trong bài đều được lấy từ các trang tôi yêu thích: Airbnb, AO.com, Argos, ASOS, Barnes & Noble, Best Buy, Booking.com, Debenhams, Everlane, Lush, Nike, Rentalcars, RS Components, Schuh, Size, Tesco, The Trainline và Toys R Us.
Trang chủ
1. Best Buy – thời gian mở cửa tại địa phương ở ngay trên đầu
Best Buy sử dụng biểu tượng cửa hàng ngay trên đầu để giúp khách hàng biết cửa hàng gần nhất ở đâu và thời gian mở cửa là khi nào. Đây là một ý tưởng tốt đối với những cửa hàng bán đồ điện tử gia dụng vì có nhiều khách hàng muốn đến xem sản phẩm trước khi mua hàng.

2. AO.com – danh mục trượt
Đây là trải nghiệm yêu thích của tôi ở bất cứ trang web nào. Trên trang chủ của AO.com, tôi không cần phải kéo xuống để tìm kiếm nội dung liên quan đến TV hay hamburger, tôi chỉ cần sử dụng thanh trượt ở giữa trang.

3. Booking.com – tính năng tìm kiếm theo ghi chú
Đối với một công ty du lịch online, tính đến hiện tại, tính năng quan trọng nhất của trang chủ là mục tìm kiếm, nơi khách hàng sử dụng để xác định kì nghỉ và tìm kiếm kết quả phù hợp. Hộp tìm kiếm này phải hiện hữu mọi thời điểm.
Booking.com sử dụng tính năng tìm kiếm theo ghi chú. Các ghi chú này vẫn được ghim trên đầu trang nên cho dù có kéo xuống, người dùng vẫn đọc được nội dung đó.

4. AO.com – nút theo dõi đơn hàng trên đầu
Trải nghiệm khách hàng vượt qua các yếu tố khác như bán hàng, dịch vụ vận chuyển, bảo hành sản phẩm hay sự yêu thích là điều làm cho AO.com trở nên nổi bật. Điều này được thể hiện rõ trên đầu trang ở cả giao diện điện thoại và máy tính, nhờ một nút theo dõi đơn hàng đặt giữa phần menu và giỏ hàng. Nút theo dõi này giúp khách hàng thấy hài lòng và giảm số lượng cuộc gọi.

5. Rentalcars – nhắc nhở đăng nhập
Đăng nhập là phần quan trọng nhất để Rentalcars biết được email của khách hàng để thêm họ vào cơ sở dữ liệu phục vụ cho tiếp thị tự động/cá nhân hóa. Theo đó, tôi sẽ nhận được một tin nhắn nhấp nháy “Rất vui được gặp bạn” và CTA kêu gọi đăng nhập. Lời hứa về “các ưu đãi và khuyến mại độc quyền” cũng giúp thuyết phục tôi hơn.

6. Rentalcars – ưu đãi đặt chỗ trước khi đăng nhập
Và để đảm bảo chắc chắn tôi có động lực thực hiện, một khi nhấp vào nút Đăng nhập của Rentalcars, tôi sẽ nhận được một ưu đãi khác phía trên trường mẫu email và mật khẩu: “5 người may mắn sẽ giành được một khoản cho thuê xe miễn phí vào tháng 11”.
Tất cả những gì tôi phải làm để có cơ hội chiến thắng là đăng nhập và đặt chỗ.

7. Argos – Banner đề xuất giá trị
Theo ý kiến chủ quan của tôi, khi nói đến các lựa chọn giao hàng, mua bán và tín dụng (một phần lớn trong đề xuất của Argos), Argos có biểu ngữ tốt nhất trong hệ thống bán lẻ. Tôi có thể thấy giá giao hàng trong ngày, giá cả trong cửa hàng và khung thời gian và thẻ APR của Argos. Mặc dù kích thước màn hình nhỏ hơn, những thông báo này cũng hiển thị trên điện thoại di động, nhẹ nhàng nhạt dần vào và ra.
Biểu ngữ này rất quan trọng cho những khách hàng chưa biết Argos có thể hoàn thành đơn nhanh chóng hoặc thanh toán linh hoạt hay không.

8. Lush – menu chìm ở đầu trang
Để người dùng tập trung vào các tùy chọn có sẵn trong menu, các nhà bán lẻ như Lush sử dụng menu toàn trang mặc dù nó chiếm khá nhiều diện tích trên màn hình. Tôi rất thích thiết kế đen trắng nổi bật và danh sách các danh mục theo chiều dọc.

9. Argos – Các loại khuyến mại bắt mắt
Tôi thích cách Argos thu hút sự chú ý đến sản phẩm phổ biến và theo mùa bằng cách đặt những mẫu này ở trên trên đầu trang với màu sắc nổi bật. Đây là một cách tuyệt vời để thu hút người dùng mà không cần vào trang đích trên trang chủ và nhấp vào nội dung phía dưới trang.

Tìm kiếm
10. Rentalcars – tải thông tin
Rentalcars sử dụng hình ảnh đa biểu tượng thông minh này, làm giảm sự thất vọng của người dùng vì họ có thể xem tất cả các báo giá khác nhau mà họ cần.

11. AO.com – hình thu nhỏ sản phẩm
Việc sử dụng đề xuất tìm kiếm khi nhập không phải là điều mới mẻ trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, việc đề xuất các sản phẩm phổ biến, “mua nhiều nhất” có giá cả rõ ràng và cập nhật liên tục khi thay đổi thuật ngữ tìm kiếm, trong trường hợp này là một phương thức quảng cáo tốt.

12. RS Components – phân loại các đề xuất tìm kiếm
Nói đến các đề xuất tìm kiếm sản phẩm, bạn sẽ cảm thấy hài lòng với nhà bán lẻ RS Components. Lý do là vì các nhà cung cấp B2B thường có một danh mục khổng lồ các sản phẩm rất phức tạp gây ra những khó khăn trong việc tìm kiếm.
Đây là một cách mà RS đã hỗ trợ khách hàng. Nó phân tách kết quả tìm kiếm của tôi (trong trường hợp này là ‘LED’) thành các loại sản phẩm, các thương hiệu và thậm chí cả các mã số sản phẩm (một số khách hàng sẽ biết mã sản phẩm mà họ muốn). Ngoài ra còn có các sản phẩm phổ biến nhất được trưng bày ở đây, giống như AO.com ở trên.

13. RS Components – kết quả phân loại phổ biến
Đây là một cách khác để RS giúp thu hẹp kết quả tìm kiếm của tôi. Một khi tôi có được kết quả phản hồi lại cụm từ tìm kiếm ‘LED’, tôi được thông báo là còn hơn 25.000 kết quả trong 200 mục khác.
Để tránh cho khách hàng bị rối vì có quá nhiều sản phẩm, RS gợi ý tôi chọn trong số các sản phẩm phổ biến và đưa ra cho tôi khoảng 10 lựa chọn. Tôi có thể nhấp vào nút để ‘xem thêm sản phẩm khác’ nếu tôi muốn xem hết tất cả qua mọi thứ.

14. Airbnb – trang tìm kiếm là trang chủ
Đây là trang chủ của Airbnb, giống như Google chỉ đơn giản là một thanh tìm kiếm. Vâng, có một số nội dung bên dưới màn hình và một vài liên kết nhỏ ở trên cùng bên phải, nhưng trang chủ này đã thể hiện gần như toàn bộ trải nghiệm của Airbnb. Đó là mơ ước về những địa điểm bạn muốn đến.

15. Airbnb – tìm kiếm với menu đính kèm
Tôi không chắc tôi đã nhìn thấy điều này được thực hiện ở bất cứ nơi nào khác. Hãy cho tôi biết nếu tôi đã bỏ lỡ ví dụ nào. Trước khi tôi gõ vào hộp tìm kiếm của Airbnb sẽ hiện ra một menu chứa các nội dung mà trang chủ không có – các nút để khám phá các sản phẩm khác nhau (nhà, kinh nghiệm và nhà hàng), cũng như một danh sách những tìm kiếm gần đây của tôi.
Các nút khám phá này được lặp lại ở phía dưới trang trong các nội dung, vì ý tưởng của Airbnb là cung cấp cho người dùng nhiều hơn một cách để tiếp cận nội dung mà họ cần.

16. Debenhams – đề xuất tìm kiếm và kết quả tìm kiếm ngay khi nhập
Có một điểm cần lưu ý mà ví dụ trước đây của AO.com không đề cập đến, đó là việc sử dụng tần suất sản phẩm trong các cụm từ tìm kiếm được đề xuất. Như vậy người dùng sẽ biết được có bao nhiêu kết quả khi họ nhấp chuột vào bất kỳ thuật ngữ nhất định.
Đây là tiêu chuẩn thực tế hiện nay và các nhà bán lẻ như ASOS đã làm theo tiêu chuẩn này một thời gian. Những đề xuất này thường dựa trên hành vi tổng hợp của người dùng và được tối ưu hoá về mặt thuật toán.

17. AO.com – hướng dẫn lựa chọn sản phẩm
Đây không hẳn là tìm kiếm như chúng ta thường làm, vì tôi không cần nhập từ khóa, nhưng nó có chức năng gần giống.
AO.com sử dụng hướng dẫn sản phẩm động trên trang chủ của máy tính để giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm phù hợp với họ. Tôi được hỏi một câu hỏi đơn giản về sản phẩm tôi cần (như kích thước màn hình). Khi tôi đề cập đến thương hiệu yêu thích và đặt một phạm vi giá, số lượng các kết quả phù hợp sẽ giảm xuống và tôi thu hẹp được các lựa chọn. Thật tuyệt vời khi người dùng thực hiện được mục đích mua sắm thay vì bị rối vì quá nhiều lựa chọn.

Trang danh sách sản phẩm
18. Argos – giao hàng trong ngày
Bạn đang cần mua quà sinh nhật gấp? Argos cho phép bạn lọc ra những sản phẩm được giao hàng cùng ngày hoặc được cập nhật trong cửa hàng nhanh chóng.

19. Best Buy – bộ lọc “mua trong ngày” (nổi bật trên điện thoại di động)
Best Buy cung cấp rất nhiều lựa chọn, tuy nhiên trên điện thoại di động, lựa chọn lọc được hiển thị và sẵn sàng cho tôi chọn với một lần nhấn là “mua trong ngày’’. Bằng cách nhấn vào nút này khi đang di chuyển, tôi có thể nhanh chóng xem những sản phẩm nào ở gần tôi nhất. Rất cần thiết với những người đang gặp áp lực về thời gian.

20. Rentalcars – bộ lọc ghim
Một cách hiệu quả cho phép người dùng điện thoại di động (và ngón tay cái của họ) nhanh chóng chạm vào nút kết quả lọc – Rentalcars sử dụng nút ghim dưới cùng bên trái, luôn hiện diện khi tôi kéo xuống.

21. Tesco – nút “Phần còn lại của gian hàng”
Khi mua sắm trực tuyến, việc tìm kiếm sản phẩm là một vấn đề vì người dùng thường phải sử dụng menu nhiều nhánh, nhấp qua nhiều danh mục trước khi họ tìm thấy sản phẩm họ muốn. Tất nhiên, có thanh tìm kiếm và danh sách các lần mua hàng trước đó, tuy nhiên cần phải có một giải pháp trực quan hơn.
Tesco đã có giải pháp cho vấn đề này trên trang web mới cập nhật của nó. Tôi có thể lướt qua các danh mục lớn hơn (chẳng hạn như toàn bộ ‘thực phẩm tươi’) và khi tôi thấy cái gì đó hơi quen thuộc, tôi có thể nhấp vào ‘phần còn lại của gian hàng’ và xem các sản phẩm khác cùng trong gian hàng đó.
Tính năng nhỏ này là một cách tuyệt vời để liên kết hành vi mua sắm offline với hành vi mua online. Xem ví dụ dưới đây với sữa.

22. Best Buy – ‘thông báo cho tôi’
Danh sách sản phẩm của Best Buy hiển thị cả các sản phẩm đã hết hàng, chẳng hạn như Apple Watch này. Thay vì làm thất vọng khách hàng, nhà bán lẻ thay đổi nút “thêm vào giỏ hàng” thành nút CTA “’thông báo cho tôi”. Khách hàng có thể nhập địa chỉ email của họ và chờ Best Buy thông báo khi nào sản phẩm có mặt.

23. Booking.com – Mẹo sử dụng công cụ hướng dẫn
Khi tôi nhìn thấy các mẹo này trên Booking.com tôi tự hỏi tại sao tôi không thấy các mẹo này ở những trang khác. Chúng ta không thể mặc định sẽ có một thiết kế web trực quan để người dùng nhìn vào là hiểu ngay mọi thứ. Họ vẫn cần thêm các mẹo để thu hẹp hàng trăm kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: mẹo ở dưới ghi: “Hãy cho chúng tôi biết bạn cần gì. Bộ lọc sẽ giúp khách hàng tìm được danh mục sản phẩm phù hợp. Nhấp vào những thứ quan trọng với bạn và bạn sẽ thấy những gì chúng tôi có”.

24. Booking.com – bằng chứng thực tế
Trên điện thoại di động, trang danh sách sản phẩm của tôi đã cho tôi biết tỷ lệ phòng đã được đặt trong ngày tôi chọn và có bao nhiêu người khác cũng đang xem tìm kiếm này.
Tôi phải nói, biểu đồ tròn màu đỏ là yếu tố khiến mọi người muốn đặt phòng ngay lập tức.

25. Argos – thêm vào giỏ hàng từ trang danh sách sản phẩm
Tôi thích cách Argos cho phép thêm sản phẩm vào giỏ hàng chỉ bằng một lần nhấp mà không phải vào xem chi tiết sản phẩm. Không phải nhà bán lẻ nào cũng làm điều này.

26. Size – các lựa chọn nhanh
Ngày càng có nhiều trang sản phẩm sử dụng tính năng này. Tôi có thể lựa chọn ngay từ các mục ở đầu trang. Những nút này cho phép tôi thu hẹp kích thước cụ thể hoặc giá cả. Đây là hai điều mà những người đang tìm kiếm giày quan tâm nhất.

27. Nike – các lựa chọn được minh họa
Tương tự như ví dụ ở trên, một số mẫu giày thể thao của Nike đủ đặc trưng để có hình ảnh minh họa và một nút bấm ở đầu trang danh sách sản phẩm.
Trong ảnh bên dưới, tôi đã chọn giày “phong cách” trong menu ở đầu trang web, và tôi được chuyển đến trang danh sách này, nơi tôi có thể chọn Air Max từ menu trên cùng nếu tôi chỉ muốn tập trung vào kiểu này. Đây là một tính năng hữu ích bên cạnh việc tìm kiếm truyền thống và là một bài học cho tất cả các thương hiệu thể thao bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

28. AO.com – hiển thị ngày giao hàng trong danh sách sản phẩm
Có rất nhiều thông tin trong danh sách sản phẩm của AO.com và không có thông tin nào quan trọng hơn ngày giao hàng đối với một số người dùng. Đặc biệt là vào dịp Giáng sinh, người mua hàng muốn biết rằng tủ lạnh / TV / máy giặt của họ sẽ được giao đến đúng hẹn.
Biểu tượng xe tải và ngày giao hàng giúp đảm bảo với khách hàng rằng AO.com là sự lựa chọn đúng đắn để giao hàng nhanh chóng.

29. Booking.com – hiệu ứng “nhu cầu cao/đặt phòng mới nhất”
Một trong nhiều ví dụ mà Booking.com sử dụng là báo cho người dùng một số điều cần biết. Cảnh báo màu đỏ cho tôi biết khi nào danh sách có nhu cầu cao và số lần xem trong 24 giờ qua. Nếu tôi bỏ qua thông tin này tôi nhận được thông báo khi có đặt phòng mới nhất tại khách sạn này đã được thực hiện.Thật sự thuyết phục!

30. Lush – Nhãn dán “Sắp hết hàng”
Lush thêm các nhãn dán đen trắng đặc trưng cho biết “sắp hết hàng” đối với các sản phẩm theo mùa như xà phòng halloween. Những thông điệp này có thể giúp tạo cảm giác khẩn cấp cho những người mua sắm thích sản phẩm theo mùa cụ thể.

31. Size – hiệu ứng hình ảnh sản phẩm
Hiệu ứng này đã có từ rất nhiều năm, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng luôn được sử dụng hiệu quả. Trong trường hợp này, tôi thích cách Size làm với sản phẩm của họ.
Tôi không chỉ được xem sản phẩm ở những góc độ khác nhau, mà thực tế việc sản phẩm được đặt trên hộp gần như một phương pháp tâm lý nhỏ để làm cho người dùng tưởng tượng ra hộp sản phẩm ở nhà.

Bạn thấy thế nào về các tính năng này? Hãy cùng cập nhật thêm ở các bài viết sau nhé!