Tôi đã thất bại trong việc theo đuổi đam mê của mình. Đây là lời khuyên!
Đâu mới là những thứ cần thiết để bắt đầu, xây dựng và vận hành thành công của một doanh nghiệp thành công?
Tôi đã từng bỏ công việc được trả lương cao để theo đuổi “niềm đam mê” và bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
Tôi đã tự thuyết phục mình rằng tôi có thể tạo ra nhiều dòng thu nhập trong vòng 1 năm kể từ khi bắt đầu công việc kinh doanh riêng của mình.
Nhưng tại thời điểm đó…
Tôi không có khách hàng.
Tôi không có kế hoạch nào cả.
Tất cả những gì tôi có là một số kỹ năng và một “niềm đam mê” và tôi nghĩ mình có thể kiếm tiền.
Thành thật với bạn, 6 tháng đầu tiên, tôi vô cùng căng thẳng và tôi đã muốn bỏ cuộc.
Tôi đã nghĩ: Đam mê của tôi đã biến thành đau khổ rồi.
Tôi đã chi rất nhiều tiền, với những gì tôi có + vay mượn gia đình trong 6 tháng đầu kinh doanh. Nhưng bài học tôi học được là vô giá.
“Hãy theo đuổi đam mê của bạn” là một lời khuyên tồi.
Sau đó, tôi đã đi học nhiều khoá học trong và ngoài nước, tôi đọc rất nhiều cuốn sách chỉ để tìm một câu giải thích cho lý do tại sao tôi thất bại trong việc theo đuổi đam mê của mình.
KHAO KHÁT TRỞ THÀNH DOANH NHÂN
Tôi khao khát trở thành một doanh nhân thành công, một người truyền cảm hứng tuyệt vời cho nhiều thế hệ doanh nhân trẻ sau này.
“Thật tuyệt vời khi không phải làm việc dưới lệnh của bất kỳ ai, tự quyết định và làm những gì mình muốn. Và tôi có thể gọi mình là doanh nhân!”
Tôi tin rằng tinh thần kinh doanh và tư duy là tất cả những gì tôi cần để thành công.
Tôi đã từng đọc một cuốn sách của Tác giả Michael Gerber, và trong cuốn sách đó, Gerber có đề cập đến 3 loại nhân cách kinh doanh cần thiết để bắt đầu, xây dựng và vận hành thành công của một doanh nghiệp thành công:
Doanh nhân: Người mơ mộng, người nhìn xa trông rộng, có ý tưởng lớn, đầy đam mê và lôi cuốn;
Nhà quản lý: Người có trật tự, người sắp xếp giấc mơ của doanh nhân, phân biệt được các ưu tiên và uỷ thác hành động;
Kỹ thuật viên, chuyên viên: Chuyên gia, người tạo ra các vật dụng, sản phẩm và ít quan tâm đến tầm nhìn, phương hướng hoặc sự ưu tiên.
Hoá ra, tôi là Doanh nhân thật. Tôi thích công việc này.
Nhưng là một doanh nhân dựa trên năng lực chuyên môn với những ý tưởng đủ lớn (tôi gọi là Big Idea) và tất nhiên có đầy đam mê.
Nhưng đam mê không phải là điều tôi lấy làm trọng tâm.
Trong một cuốn sách của Cal NewPort có đề cập đến một câu nói nổi tiếng của Steve Martin về thành công:
HÃY GIỎI ĐẾN MỨC HỌ KHÔNG THỂ PHỚT LỜ BẠN!
Cal Newport đưa ra trường hợp rằng, theo đuổi đam mê là lời khuyên tồi tệ để tìm được công việc mình yêu thích. Thay vào đó, ông lập luận rằng làm việc đúng đắn hơn là tìm được công việc phù hợp.
Điều này có vẻ rất đúng, tôi sẽ mô tả lại thế này để bạn dễ hiểu:
Khi nói đến việc tìm kiếm một công việc mà bạn thực sự yêu thích, làm việc phù hợp hơn là tìm được công việc phù hợp.
Chúng ta bị ám ảnh bởi xã hội Phương Tây, với quan niệm về công việc đam mê hơn = hạnh phúc.
BÀI HỌC
Vấn đề với việc trộn lẫn giữa công việc và đam mê như tôi đã học được là công việc chính xác là: công việc. Điều đó có nghĩa là bạn có những thách thức, vấn đề cần giải quyết, thời hạn phải đáp ứng, căng thẳng phải chịu đựng, khó khăn và những xung đột.
Lời khuyên của tôi cho bạn là:
Thay vì từ bỏ công việc ở công ty và lao đầu vào dự án đam mê của mình, bạn nên tích lũy một số vốn ban đầu (kiến thức, kinh nghiệm và tài chính). Nên đầu tư thời gian rảnh rỗi để xây dựng các kỹ năng của mình (bạn có thể tìm hiểu tại đây https://learn.taki.vn hoặc ở một số nơi có dạy bạn những kỹ năng mềm trong kinh doanh và cuộc sống).
Nếu bạn theo dõi tôi, hãy lấy tôi làm ví dụ.
Tôi bắt đầu làm việc đúng cách ngay từ khi bắt đầu, với sự kiên nhẫn, tôi bắt đầu kiếm được những “vốn liếng” nghề nghiệp và tiến tới một vị trí cao cấp ở thị trường.
Sự cống hiến và kiến trì sẽ được đền đám xứng đáng.
Khi bạn mới bắt đầu, chỉ cần thêm một chút kiên nhẫn và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ thu được nhiều vốn sự nghiệp hơn và bạn sẽ thăng tiến lên vai trò quản lý cấp trung, tìm hiểu thêm về toàn bộ hoạt động kinh doanh như một hoạt động kiếm tiền.
Khi đó, bạn sẽ hiểu rõ cách vận hành của một doanh nghiệp thành công. Bạn biết những công việc cần phải làm để đưa sản phẩm ra thị trường. Bạn sẽ biết chi phí sản xuất, chi phí lao động, chi phí vận hành, thời gian và cách bán sản phẩm.
(Có thể bạn sẽ không biết các khía cạnh như tài chính kế toán hoặc tiếp thị của doanh nghiệp, nhưng bạn sẽ biết đủ để thuê các chuyên gia trong các lĩnh vực đó cho doanh nghiệp của riêng bạn.)
Và cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng bạn đang làm đúng công việc.
Lúc này, niềm đam mê mới thực sự rõ ràng và nó sẽ ở ngay trước mặt bạn.
KẾT LUẬN
Toàn bộ quan điểm của việc “giỏi đến mức họ không thể phớt lờ bạn” là cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu mà những gì bạn đang làm và trở thành niềm đam mê của bạn. Đó là lý do tại sao Steve Martin đã nỗ lực hết mình ở tuổi đôi mươi để trở thành một diễn viên hài độc thoại cừ khôi và nổi tiếng.
Anh ấy đầu tư vào bản thân!
Bạn cũng có thể.
Tóm lại, bạn có thể tìm kiếm được chính xác niềm đam mê của mình, nhưng đừng bắt đầu hành trình sự nghiệp của mình chỉ để thoả mãn đam mê.
Đó là một cách lạc hậu và ngây thơ dẫn bạn đến thật bại.
Hãy chia sẻ bài viết này để lan toả tinh thần chia sẻ. Bạn là một anh hùng, anh hùng thực sự khi bạn đưa nó đến với bạn bè, những người bạn cho rằng, họ cần phải đọc bài viết này.
Nguyễn Tất Kiểm, CEO Taki Academy!